Lọc Truyện

Truyện Với Lấy Hạnh Phúc

Truyện: Với Lấy Hạnh Phúc
Tác giả: Dao Ninh

Chap 4

Nhưng người ta giàu mà , thích người nghèo phải chiều theo ý mình . Hạnh nhìn chăm chăm vào cụ Điều , đây là lần đầu tiên cô được nhìn thấy cụ Điều bằng da bằng thịt, bởi cụ chỉ quanh quẩn ở nhà , nếu có đi đâu thì ô tô lùi hẳn vào trong cổng đón. Nên hiếm lắm mới có người nhìn thấy cụ .

Cúi người kính cẩn, ông Hàng bày tỏ :

- Bẩm cụ , hôm nay con mạo phép sang đây để xin cụ cho đứa con gái của con được hầu hạ cụ. Cháu nó ở nhà tên Hạnh , vừa tròn mười lăm, công việc nhà nhanh chân nhanh tay lắm.Khổ nỗi u con bé ốm sắp chết, tiền nong nhà con cũng cạn kiệt ,thế nên con mong muốn cho con bé sang đây làm thuê cho cụ kiếm lấy ít tiền.

Cụ Điều không để tai lọt những câu nói tha thiết như van như lạy của ông Hàng, bởi bây giờ , hai con mắt lồi to như mắt trâu đang dán vào cặp ngực của Hạnh sau lớp áo. Ông Hàng biết tâm tính hắn nghĩ gì ,nhưng ông vẫn cắn răng chịu nhục, vì chả phải chuyện ấy mà ông mới đưa con gái ông sang đây hay sao.

Vuốt chòm râu dê của mình ,cụ Điều cười bảo với gã gia nhân ban nãy:

- Thằng Tuất! Mày dẫn con bé đi chỉ việc cho nó làm. Để cụ với thầy nó nói chuyện riêng...

Tên gia nhân cúi đầu Vâng dạ rồi dẫn Hạnh lên sân trước, ông Hàng nhìn theo bóng con đi mà nước mắt trực Trào. Để con một mình trong này ,ông cũng không cam, nhưng nghĩ đến tương lai của con lại không còn cách nào khác:

- Ông này! Tôi đồng ý cho con gái ông ở đây làm việc, nhưng với một yêu cầu,ông phải viết giấy bán thẳng cho tôi. Xong tôi sẽ đưa cho ông một khoản tiền chữa bệnh cho vợ, ông có tiền,tôi có người hợp lí cả đôi đường....

- Sao ... sao lại bán ạ? Tôi tưởng .. ở đợ cho cụ thì được trả công như làm thuê, khi nào không làm nữa thì về chứ ạ .

Cụ Điều nhìn ông Hàng ,trong khi ông vẫn run lên như cầy sấy vì sợ mất con. Cụ Điều cúi nhặt hòn đá rồi ném thẳng xuống ao đáp lời:

- Ngày xưa là như thế, tôi rất thông thoáng chuyện người ở giúp việc trong nhà. Nhưng tôi dễ quá chúng nó bỏ đi cả hay sao ấy. Nhiều đứa ứng trước Của tôi Hàng mấy tháng lương chứ chả ít, rồi mấy tăm hơi luôn. Thế nên từ bây giờ, tôi quyết định là mua thẳng, nó ăn ở sống chết là người nhà tôi, không được bỏ ra ngoài.

Nghe quy định của cụ Điều mà ông Hàng chảy nước mắt, ông rối rít van xin:

- Cụ ơi! Cụ thương nhà con với, nhà con có mỗi cháu nó là con , giờ con còn khỏe ,còn làm lụng được thì để nó đi làm thêm. Nhưng sau này có tuổi bệnh tật sắp chết cũng muốn con nó về chịu tang. Cụ nể tình thương xót mà cho nó làm công được không, đừng mua nó mà tội nghiệp.

Cụ Điều thở dài cười nhạt, ngỡ cụ sẽ động lòng về hoàn cảnh mà thương ông Hàng ,nhưng không hắn nói thẳng:

- Con gái thì ông báu cái gì, phải chỉ nó là con trai cơ. Đằng này... đã con gái, lại còn... mất trinh thì ông tiếc gì, ông để nó ở nhà chỉ tổ thêm nhục.

- Sao... sao cụ lại nói thế?

Ông Hàng thấy cụ Điều biết chuyện cũng sửng sốt vô cùng, cụ chỉ mới gặp Hạnh chừng mươi phút chứ nhiêu đâu mà biết như thể đi guốc trong bụng.

Nhìn khuôn mặt tái nhợt đi, cụ Điều liền nói:

- Ông biết tôi lấy bao nhiêu đời vợ rồi không? Tôi dù gì cũng là tay chơi gái thứ thiệt ,nhìn đứa nào còn đứa nào mất tôi đều biết cả không phải kiểm tra. Trông kìa! Xương háng nó rộng thế kia, lưng thì như cái phản, không khéo nó còn mang bầu hỏng rồi cũng là. Hơn nữa, chuyện này tôi biết ,bởi lúc trước có thằng cày thuê ở nhà tôi, nó xin tôi về nhà dăm hôm để cưói vợ. Nó bảo nó để ý đến cái Hạnh nhà ở giữa thôn, sẽ nhờ mối sang nói chuyện. Nhưng hôm sau nó lại không đi nữa, tôi hỏi, nó bảo là do con gái ông mất trinh nên nó chán không nghỉ nữa. Đấy! Ông xem, con gái ông tai tiếng cả làng rồi, ông giữ nó ở nhà chỉ có tổ bôi tro chát chấu vào mặt chứ được cái gì. Dẫn nó vào đây ông còn sáng suốt chán đấy ,ở đây được ăn ở đàng hoàng , sung sướng, mưa không tới mặt, nắng không đến đầu. Chả lẽ không bằng nó ở nhà chăn trâu chăn bò à.

- Nhưng mà...

Chưa nói được nửa câu, ông Hàng lại khóc ,chả có lẽ lại phải bán con gái như cách bán đi con gà con lợn, chẳng lẽ không còn cách nào khác nữa sao.

Thấy ông Hàng không nói được gì, cụ Điều lại xoáy vào nỗi đau trong tâm can rỉ máu của ông, cụ nói:

- Tôi biết ,cách này thì khó cho ông ,nhưng mà tôi biết, khi ông đã xác định muốn gửi con gái ở nhà tôi ,thì làm gì còn cơ hội nào chọn chồng ở ngoài kia nữa . Kể cả, nó làm công cho nhà tôi nhưng thừ dăm năm nữa ,cũng quá lứa lỡ thì,thì ai thèm lấy. Ông yên tâm, tôi mua nó tôi sẽ có trách nhiệm, nhà tôi đàn bà làm hầu thì ít, nhưng giá điền gia nô thì một đống. Nếu con bé nhà ông ngoan hiền, tôi sẽ đứng ra làm mai cho chúng nó cưới nhau, như thế vẹn cả đôi đường.

Ông Hàng như thể tận cùng dồn đến chân tường, nghe những lời mềm mỏng như bánh đúc này thì xuôi tai . Khẽ khàng lau nước mắt, ông ngập ngừng hỏi lại:

-Nhưmg, chả lẽ đến lúc chết con lại không được gặp lại nó ạ?

-Có,tất nhiên là có chứ, khi nào công việc ít, tôi sẽ cho nó về thăm nhà. Về khoản đối đãi người ở ông khỏi phải lo đi, tôi biết phải làm gì.

Những câu nói quá ư là đi vào lòmg người một cách hợp tình hợp lí khiến ông Hàng yên tâm vô cùng, nên gật đầu chấp thuận. Trong thâm tâm người cha già nghèo khổ ,chỉ muốn con mình có chỗ dựa vững vàng ,tránh được điều tiếng thiên hạ, có cuộc sống bình yên vậy là ông yên tâm lắm rồi.

Sau khi đi đến thông nhất, cụ Điều viết ra một tờ giấy bán , rồi ông Hàng kí vào. Đôi bàn tay gầy guộc nổi đầy gân xanh rờn run lẩy bẩy viết tên mình vào tờ giấy. Khi nét chữ hoàn thành, ông Hàng nhận được một bọc tiền , nhưng tâm trạng ông chẳng vui vẻ lên nổi. Kí vào tờ giấy bán, nói trắng ra bây giờ Hạnh là người nhà cụ Điều, tình thì vẫn là máu mủ đấy, còn tí lí thì chẳng có tí dây dưa nào nữa rồi.

Nhận tiền xong ông Hàng lếch thếch về, đi qua sân trước vẫn thấy Hạnh được tên Tuất chỉ cho công việc hàng ngày nó phải làm. Nhìn con mà ông cứ ứa nước mắt, nhưng sợ Hạnh đòi về, ông vẫn cố gắng tươi tỉnh cười rồi nói to:

- Con ở đây làm việc cho cụ Điều biết chửa? Thầy về đây, khi nào nhàn việc thì chạy về thăm thầy thăm u.

Hạnh gật đầu, rồi quay lại chăm chú nghe những lời dặn của Tuất . Cô cứ ngỡ chỉ ở đây làm dăm ba hôm rồi sẽ được về ,nhưng cô khômg biết vốn dĩ đây là lần cuối cùng cô được gặp cha mình.

Ông Hàng lững thững bước ra cổng, nước mắt ông cứ chảy dài trên má. Nhìn đứa con dại khờ mà lòng ông cứ nhói lên từng đợt , mong sao, Hạnh sống một cuộc sống bình an là ông bà cũng mừng rồi.

Cánh cửa nhà giàu khép lại. Cụ Điều nhìn ông Hàng đi rồi mới nhếch mép cười :

- Ngần ấy tiền mà mua được con hầu thì đúng thật là rẻ.

Tối hôm ấy, Hạnh nấu cơm canh rồi bưng lên nhà cho cụ Điều ,trong nhà này ngoài cụ Điều là lớn thì còn bà mẹ của lão ngày ngày trên gian thờ tụng kinh và chỉ xuống nhà ăn cơm rồi lại đi lên gian ấy không thấy mặt mũi đâu.

Theo sự hướng dẫn của Tuất kẻ ở, mỗi bữa Hạnh phải nấu cơm chay bưng lên tận phòng cho bà già ấy. Nghe hướ ng dẫn Hạnh gãi đầu:

- Chay là món gì? Mà sao lại phải ăn chay? Ăn thịt không thích hơn à?

- Đấy không phải chuyện của mày! Món chay là những món không phải từ động vật, ví dụ như rau luộc đậu khuôn, ở chạn có một chai dầu vừng chuyên nấu cho bà ấy,mày đừng có mà quên, rồi nấu mỡ lợn bà ấy sẽ biết ngay. Sáng bưng lên lúc bảy giờ, trưa lúc mười một giờ ,tối thì sáu giờ cứ thế mà nhớ, chậm hay sớm một chút cũng không được.

Hạnh gật gù , tối nay Tuất bưng cơm rồi, ngày mai Hạnh cứ thế mà bê, không cần phải hướng dẫn nữa. Dù hơi ngớ ngẩn, nhưng Hạnh biết đã vào đây thân làm đầy tớ phải phục dịch chủ thế nào. Hơn nữa ,ngày bé, thầy u cũng gửi cô sang nhà thầy Phú xóm bên để dọn dẹp, nhưng toàn làm hỏng việc rồi ăn đánh suốt. Mong sao, khi to đầu to xác hơn một chút, cô sẽ khômg bị mắc sai lầm nào nữa.

- Này! Em nhìn gì vậy.

Tiếng cụ Điều nhẹ nhàng hỏi khiến Hạnh giật mình, cô lúng túng đáp;

-Dạ không ạ. Con dọn ra đây rồi, để con xới cơm cho cụ .

Hạnh sợ hãi, lúng túng trước chủ ,rồi mở vung nồi đơm cơm vào bát. Nhìn cái vụng về của Hạnh, Cụ Điều chết mê chết mệt, mà trên đời sống sắp sửa xuống lỗ có khi nào cụ chê đàn bà bao giờ.

Giả vờ đụng qua tay Hạnh ,cụ nhẹ nhàng nói:

- Bây giờ em đã về đây rồi, làm người một nhà rồi, không phải giữ ý thế đâu, thầy em tin tưởng mà giao em cho tôi, em cứ tự nhiên như người nhà.

Thấy cụ Điều cười he hé thân thiện, Hạnh lại quá đỗi thật thà, nghĩ lão là người tốt tính,cô cũng niềm nở hơn đôi chút. Ngỡ cụ Điều mời thật,bụng lại đói, Hạnh ngồi xuống đơm thêm bát cơm rồi xích sang đối diện, giọng ngập ngừng Hạnh nói:

-Vậy cụ cho con ăn nhớ, con đội ơn cụ.

Không để lão đồng ý, Hạnh và một miếng cơm thật to, nhìn thấy thức ăn ngon, Hạnh quên mất lời dặn của thầy. Trên mâm nào cá nào thịt cứ đầy đĩa khiến Hạnh gắp liên tục. Nhìn Hạnh ăn,cụ Điều cười tít mắt ,từ trước tới giờ nào có ai cả gan mà ngồi ngang hàng phải lứa với cụ bao giờ.

Gắp thêm thức ăn cho người ở ,lúc này Hạnh đã thoải mái hơn rất nhiều, lão liền hỏi:

- Em thấy ở nhà tôi có sướng không ,có bằng ở nhà em không.

Hạnh lắc đầu ,cắm cổ ăn như ăn cướp:

-Không cụ ạ,nhà con ăn làm gì có thịt thà như ở đây, mỗi bữa nhà con nấu cơm chỉ có nửa bát xomg độn cả khoai cả rau vào nữa ấy.

Nghe cô kể ,lão ra vẻ làm mặt thương cảm.

Gắp cho cô một miếng thịt kho, cụ Điều hỏi tiếp:

-Em đã mang thức ăn lên cho u tôi rồi chứ?

-Dạ ,anh Tuất mang hết hôm nay, từ mai con sẽ mang.

Hạnh ăn mà cụ Điều cứ hỏi, làm cô phải nuốt vội nuốt vàng trả lời. Những hạt cơm rơi lả tả ra phản gỗ bóng nhẫy dầu mỡ ,khiến Hạnh vội vàng vơ vét bỏ vào mồm, bởi nghèo mà ,cái bần hàn nó ngấm vào máu rồi ,mỗi hạt cơm trắng rơi ra,Hạnh lại thấy cảnh thầy u và cả mịn nhọc nhằn suốt bao nhiêu ngày tháng mới có được. Thành thử ra ,cô rất trân trọng những điều giản đơn này.

- Em cứ ăn đi, cơm vãi rồi tí nữa vứt ra cho gà nó nhặt. Về đây rồi em chỉ có sung sướng thôi. Mà này ,em gọi tôi là gì cơ?

- Dạ...là... là cụ ạ.

Hạnh bối rối không hiểu ý của lão, cụ Điều cười rồi vuốt chòm râu lơ tơ trên chỗ yết hầu, quả râu ấy ăn thịt chó chấm mắm tôm mà dây vào thì khắm phải biết.

Nhìn cái điệu bộ ngây thơ ngờ nghệch , lão cáo già lại càng thích tợn , khẽ chạm vào chân đen nhẻm của Hạnh , Cụ nói:

- Em gọi tôi là cụ, nhưng lại gọi u tôi là bà. Thế chẳng lẽ tôi là con nhưng lộn mề đẻ ra u tôi à.?từ nay em cứ gọi tôi là... anh ,còn u tôi em gọi bằng bà hay cụ gì thì tùy. Nhìn tôi có già mấy đâu , chắc bằng tang thầy em là cùng. Em cứ gọi cụ cụ,là tôi buồn đấy.

Nhấn Mở Bình Luận
Tham gia group Facebook: Phố Truyện - Đọc truyện chữ mới nhất để đọc truyện sớm nhất và yêu cầu truyện mà bạn muốn!
Các bạn thông cảm vì website có hiện quảng cáo để vận hành và duy trì
Mọi người vẫn ủng hộ chúng tớ để ra chương sớm nhất nhé!