Tử Tình dẫn 3 biểu ca đến nơi, trên đất trồng rau có sẵn dây thừng để cột nhánh cây lại, mỗi ngày Tử Phúc làm xong cũng không thu dọn, tại ngày nào cũng dùng. Tử Tình giúp đỡ nhánh cây, nghe bọn hắn trò chuyện, năm nay Vạn Phúc biểu ca mười lăm tuổi, đã ước hôn (đính hôn), hắn không thích đối phương, nhưng nhị cữu không cho từ hôn, ở cổ đại, từ hôn là một chuyện lớn, sợ gièm pha.
Tân Phúc biểu ca năm nay đã mười ba, cũng đính hôn, hắn cũng không thích, hai người thương lượng muốn cùng nhau ra ngoài làm việc, làm người tính toán sổ sách cũng được, thì ra họ đi học được mấy năm, chuyện thi tú tài gì gì đó là không có khả năng, cho nên học vài năm rồi nghỉ, biết chút chữ, làm được phép tính đơn giản, cho nên ra ngoài học thêm gảy bàn tính, bút toán (bàn tính thời xưa làm bằng gỗ, đẩy lên đẩy xuống nhé, bút toán như thể ghi lại tất cả các hoạt động mua bán thế nào).
Kim Phúc biểu ca cũng học được hai năm, Tử Tình thấy con cháu Thẩm gia đều được đi học, cho nên con cháu Thẩm gia rất ít người ở nhà làm nông, xem ra ông ngoại nhìn xa trông rộng, hướng về nghề kinh doanh, mạnh hơn làm nông nhiều, nếu không thì không thể cho mẫu thân hai mươi lượng bạc làm của hồi môn.
Bốn người làm hơn nửa ngày, vả mồ hôi, Tử Tình thấy mặt trời treo giữa đầu, mà mới làm xong một nửa, cây cũng không đủ, nên trở về xem làm cơm trưa chưa. Vào nhà, thấy Hứa thị, Triệu thị đang gói bánh bao, Tử Lộc nhóm lửa ở phòng bếp để chưng, Thẩm thị dùng một cái nồi khác nấu nước, bên trong nồi có trứng gà. Thấy Tử Tình đến, liền sai Tử Tình đi gọi mọi người ăn cơm, bánh bao phải ăn lúc nóng mới ngon.
Tử Tình đến kêu đại cữu trước, thấy trồng dưa hấu chưa được một nửa, ước chừng buổi chiều mới xong được. Tử Tình kêu: “Đại cữu, nhị cữu, Vạn Phúc ca ca, Vạn Phúc tẩu tử, ăn cơm thôi. Bánh bao chín rồi.”
Thẩm Kiến Sơn vừa nghe, đứng dậy, vỗ vỗ bàn tay, người khác cũng đứng lên theo, rồi Tử Tình đi gọi Vạn phúc biểu ca, mọi người đi rửa tay chân, Thẩm Kiến Sơn chuyển bàn ra ngoài, Thẩm thị đem bánh bao đã chín bỏ vào mâm, lại múc thêm một tô canh trứng hành lá mang lên, trong nhà chỉ có mười cái bát, vừa đủ mười người khách, Thẩm thị để bọn họ ăn trước, Hà thị cũng nói: “Đừng nhường tới nhường lui nữa, ăn rồi còn làm nốt việc chưa xong.”
Thẩm Kiến Sơn vừa ăn vừa nói: “Nương, ta nói vẫn Ngọc Mai làm bánh bao ăn ngon mà, hơn 10 năm không ăn, thật thơm. Đúng rồi, Ngọc Mai, rau dưa nhà ngươi trồng thế nào mà lớn như vậy, nhà ta mới nảy mầm. Trước kia ở nhà ngươi cũng đâu trồng trọt gì đâu, học ai vậy? Còn dương khoai nữa, nghe tam đệ nói loại này sản lượng cực cao, thu xong nhớ giữ chút mầm móng cho ta với.”
Thẩm Kiến Thủy cũng nói: “Giữ cho ta nữa, còn dưa hấu thì năm nay ngươi trồng cho tốt vào, lấy kinh nghiệm rồi chỉ ta chút, ta cũng muốn trồng.”
“Đúng đúng, cây đó phải chăm cho tốt, là thứ kiếm tiền đấy, chúng ta chưa thấy ai trồng cả. Ngươi gan lớn thật, là ý của muội phu à?” Thẩm Kiến Sơn hỏi tiếp.
Vì thế, Thẩm thị liền kể chuyện năm ngoái bọn Tử Phúc bán câu đối kiếm tiền, mà mầm móng đều do mấy đứa nhỏ mua về, bán xong câu đối thì mua ở An Châu phủ, mà cây non đều do chúng nó ươm, dương khoai là ý của Tử Tình, nàng nói trồng thế nào, đứa nhỏ này rất thông minh, biết hỏi người bán dương khoai trồng thế nào mới mua.
Mọi người nghe xong, ngạc nhiên không thôi, Thẩm Kiến Sơn ôm chầm lấy Tử Thọ và Tử Tình, cười nói: “Cháu ngoại của ta thật thông minh, các ngươi nói tỉ mỉ cho đại cữu nghe các ngươi ươm thế nào vậy?” Tử Tình để nhị ca nói trước, dù sao tất cả mọi việc hắn đều tham gia, trừ chuyện ngâm nước ấm. Nàng ngồi bên cạnh bổ sung thêm chút, nhưng kĩ thuật ngâm nước ấm thì không nói ra.
Sau khi ăn xong, bọn họ đi làm, Thẩm thị kêu Tử Lộc Tử Tình đến, đưa Tử Lộc một cái rổ, bên trong có cái hồ lô, nói: “Lộc nhi, ngươi dẫn muội muội đến tạp hoá mua ít đồ, mua 5 văn rượu đựng vào hồ lô này, năm trứng vịt muối, mười văn rong biển, mua mười cái bát rẻ nhất, 2 văn 1 cái, 10 đôi đũa, chắc hết tầm 47 văn tiền, nương cho các ngươi 50 văn. Nhớ chưa? Đi sớm về sớm, để nương nấu canh.”
Từ khi Tử Tình chuyển sang nhà mới thì không có cơ hội ra ngoài, cho nên lần này sôi nổi đi theo Tử Lộc, đến tạp hoá, lão bản vẫn nhớ bọn họ, cười nói giấy đỏ bán rẻ hơn trước, Tử Lộc cười cười, nói những thứ muốn mua, Tử Tình thì trả giá, cuối cùng đũa không tốn tiền, Tử Lộc xách tất cả trở về trước, Tử Tình thấy bên cạnh có hàng thịt, đi xem, lấy 2 văn mua 4 xương chân heo, nhờ lão bản chặt từng khúc, lấy cỏ buộc lại, đưa cho Tử Tình, về nhà nói với Thẩm thị, Thẩm thị không nói gì cả, rửa sạch xương cốt rồi ném vào trong nồi. Tử Lộc nhóm lửa, Thẩm thị nấu cơm chiều. Tử Hỉ ngủ, Hà thị thấy không có chuyện gì nên bảo Tử Tình dẫn mình ra giúp làm giá cho cây leo.
Tầm 4 giờ, công việc kết thúc, cơm chiều thì Thẩm thị đã chuẩn bị gần xong, vẫn ngồi bên ngoài ăn, ghế không đủ, bọn Vạn Phúc đứng ăn, Thẩm Kiến Sơn uống rượu, Thẩm Kiến Thủy không thích uống, mùi canh bay lên, Thẩm Kiến Sơn nói: “Ngọc Mai, choc a một bát canh, thơm thật.” một nồi canh thơm phức, lớp hành nổi lềnh bềnh bên trên, rất mê người, Tử Tình thấy ai cũng uống sạch.
Cả nhà sắp ăn xong thì Tăng Thụy Tường đã trở lại, Thẩm Kiến Sơn trêu ghẹo nói: “Muội phu, ngươi về đúng lúc ghê, mọi việc làm xong cả, cơm cũng làm xong thì ngươi về.”
Thụy Tường cười, mọi người cũng không dám ở lâu, sợ trời tối, đường về nhà khó đi, quan trọng là có người già cả như Hà thị. Chuẩn bị tiễn khách thì Tử Phúc cũng trở về, Tử Phúc chào hỏi một lượt, bọn họ liền rời đi.
Vào nhà, Thẩm thị bưng đồ ăn cho trượng phu (chồng) và con cả, rồi thuật lại mọi việc mà nhà ngoại giúp, còn nói đại ca nhị ca nàng cũng định trồng thử dương khoai.
Tăng Thụy Tường cơm nước xong, vội vàng dạo một vòng quanh sân, nhìn Thẩm thị, thật kích động, “Ngọc Mai, vất vả cho ngươi rồi, ngươi làm thật tốt, tốt hơn ta tưởng tượng, thật sự đấy.” Trên mặt Thẩm thị đỏ ừng vì ngượng ngùng, hình như không quen trượng phu khen ngợi.
Buổi tối, nằm ở trên giường, Tử Tình lại nghe thấy nương và cha thương lượng chuyện mời khách vào tram ngày của Tử Hỉ, chỉ nghe Tăng Thụy Tường nói: “Quên đi, đừng mời, dù sao hôm nay nhà ngoại đã qua đây, chỉ còn cha mẹ, nhà đại ca, nhà Xuân Ngọc, còn nhà của cô chưa tới, mà ai cũng biết chúng ta mới ở riêng, đâu có dư dả gì, đợi khi nào làm nhà to thì mời luôn thể.”
Lại nghe Thẩm thị nói chuyện nuôi heo, Tăng Thụy Tường không đồng ý, một là không có chuồng để nuôi, hai là rất vất vả, ba là hiện giờ không có gì cho ăn. Tiếp theo là nghe hắn nói về 3 người ca ca của Thẩm thị, bảo gia đình Thẩm gia dạy dỗ tốt gì gì đó. Tử Tình đi vào giấc mộng .
=======
Hôm sau, Tử Tình rời giường sớm, đi nhìn xem dưa hấu còn sống không, Thẩm thị cười bảo nàng nóng vội. Tăng Thụy Tường cơm nước xong, nói là đến chỗ lão gia tử, Thẩm thị sai Tử Tình đi theo, mua mấy cái xương heo lớn về nhà, Tăng Thụy Tường báo cho lão gia tử biết sẽ không làm tiệc rượu trăm ngày.
“Không làm cũng được, dù sao thì đã ở riêng rồi, chúng ta không thèm ăn bữa tiệc này, nhà muội muội ngươi cũng đỡ mấy văn tiền.” Điền thị nói.
Tăng Thụy Tường không cách nào tiếp lời này, nên chuyển qua lão gia tử: “Cha, lúa mạch non trong nhà cần bón phân, ta muốn lấy chút phân trong nhà để bón, tại nhà ta không có bao nhiêu cả.”
“Không khéo rồi, đại ca ngươi đã lấy dùng một phần, ta nghĩ các ngươi không cần nên bán hết số còn lại. Bây giờ là lúc nào rồi mà chưa bón phân cho lúa, ở nhà làm gì hả?” Điền thị trả lời.
Tăng Thụy Tường nghe xong, nói: “Thế thì ta sẽ tìm biện pháp khác vậy.” Nói xong liền dẫn Tử Tình ra ngoài, lão gia tử còn thêm một câu “Nếu không có thì dùng tro mà bón.”
Tăng Thụy Tường ôm lấy Tử Tình, nói: “Tình nhi ngoan, tý nữa về nhà mà nương có hỏi thì con bảo không biết gì nhé?”
Trong lòng Tử Tình đau xót, Tăng Thụy Tường không muốn để Thẩm thị thương tâm mà thôi, liền ôm cổ Tăng Thụy Tường, nói: “Dạ, phụ thân, chúng ta đi mua xương thôi, nương cho Tình nhi tiền, chúng ta về nhà nấu một nồi canh xương thạt thơm để uống.”
Vào giai đoạn phát triển thân thể cho cao lớn, Tử Tình lấy cớ nói canh xương uống ngon, nên xin Thẩm thị vài văn, định hôm nay lại mua thêm mấy cái.
Về nhà, Tăng Thụy Tường nói muốn đi bón phân cho lúa non, trong nhà có chút phân người, Thẩm thị biết không đủ, cũng không nhờ cậy gì bên lão phòng, nên đã chuẩn bị tro trước rồi, hai người đẩy phân đi.
Thấy bóng lưng nhọc nhằn của cha mẹ, Tử Tình khóc tràn mi, phảng phất như thấy được bóng lưng ba mẹ kiếp trước làm việc, giờ khắc này, Tử Tình rất hi vọng sớm ngày cải thiện hoàn cảnh trong nhà, để bọn họ không vất vả như thế.
Lúc Tăng Thụy Tường ở nhà, luôn làm nhiều việc để giảm bớt gánh nặng cho Thẩm thị, nhưng mấy ngày có rấy rất nhiều việc nặng, mà không phải làm xong trong chốc lát được. Thẩm thị thương trượng phu ít làm việc nhà nông, sợ làm nhiều sẽ ốm, cho nên Thẩm thị ra sức làm việc, Tăng Thụy Tường cũng vậy. Tử Tình ở nhà chăm sóc cho rau dưa.
Tử Phúc cũng được nghỉ ba ngày, dẫn Tử Lộc nhặt củi, Tử Tình muốn đi, nhưng Tử Thọ quá nhỏ, không thể trông Tử Hỉ một mình được. Tử Tình đành phải thôi, nói Tử Phúc nếu thấy cây kim ngân nào phải nhổ về.
Tử Tình hỏi rồi, cây kim ngân khô và đã được nghiền nát thì 50 văn 1 cân, tươi thì 5 văn 1 cân, tuy rằng có núi lớn phía sau, nhưng Tử Tình chỉ biết mỗi loại thảo dược là cây kim ngân. Nếu trồng dãy kim ngân sát tường viện, không chỉ đẹp mắt mà còn có thể bán lấy tiền, quá đã.
Thời gian Tăng Thụy Tường ở nhà, Thẩm thị rất vui vẻ. Ba ngày nhanh chóng đi qua , đến lúc Tăng Thụy Tường phải đi, hắn nói đã nói với đại cữu ca về mẫu lúa nước, bọn họ sẽ giúp cấy mạ, mấy ngày nữa nên cắt cải dầu, nếu làm không hết thì nhờ bên ngoại giúp đỡ một chút, Thẩm thị gật gật đầu.
Ngày thứ hai khi Tăng Thụy Tường đi, Thẩm thị ra ngoài, hái không ít đậu phụ nhỏ trở về, Thẩm thị nói chưa đến mùa rau xanh, nên có chút rau này là quá được rồi, Tử Tình nhớ tới sở thích uống canh đậu phụ non, liền nhờ nương làm, nhân việc này, Tử Tình cũng nhờ Thẩm thị dạy nàng xào rau, nếu không bận việc thì giúp làm cơm. Thẩm thị nghe xong, suy nghĩ một chút, đồng ý , nhưng nhắc nàng phải cẩn thận củi lửa, khi nào có Tử Lộc ở nhà mới được nấu ăn.
Cơm chiều là một đĩa đậu phụ non xào, nhất bát canh đậu phụ, bên trong có mấy miếng thịt khô, là thịt lần trước Hà thị mang tới, canh rất thơm, Thẩm thị nói hồi nhỏ nàng cũng thích ăn như vậy, nếu đậu già rồi sẽ không thơm thế này. Nghe thế, Tử Tình lập tức nghĩ được một ý kiến hay.
Tử Tình nói: “Nương, chúng ta trông bao nhiêu đậu phụ?”
“Chắc khoảng một mẫu, không ít đâu.”
“Nương, bây giờ chúng ta hái đậu phụ non bán đi. Có lẽ nhiều người trong thành thích ăn đậu phụ non, nương đến An Châu phủ mà bán, giá cao là cái chắc.” Tử Tình đề nghị.
“Bây giờ bán? Có người mua sao? Nhà nào chả trồng.”